Quantcast
Channel: Nhà Đất Express
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1317

Ngộp thở ở trẻ sơ sinh là do đâu và phòng tránh ra sao

$
0
0

Khi bé đủ lớn cha mẹ bắt đầu cho bé ra ngủ riêng nhưng khi bé ở một minh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với bé, ngộp thở là một trong những tai nạn thường xuyên xảy ra với trẻ khiến cho trẻ bị đột tử. Nguyên nhân có thể d chú quan hoặc do khách quan. Đôi khi những điều tưởng chừng như vô hại đối với người lớn, với cha mẹ thì nó lại gây hại lớn cho bé, vì vậy cha mẹ nên lưu ý điều này. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản và cách khắc phục khiến cho bé an toàn hơn.

1. Lơ là việc giám sát con

Khi cha mẹ mải làm việc không chú ý tới con, con sẽ có nguy cơ gặp những tai nạn, nguy hiểm tiềm ẩn từ việc bị ngã,….Trẻ con thì luôn hiếu động và thích khám phá vì vậy bé có thể bò, leo trèo lên các bề mặt của giường, phản, cũi gỗ cho bé,…. nếu không may bị trượt chân bé có thể bị đập đầu vào những thành giường, thành phản cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới chấn thương sọ não. Vì vậy cha mẹ cần giám sát con, không cho con leo trèo lên những đồ vật quá cao, và nhất là khi bé được cho nằm ngủ một mình thì cha mẹ cần chú ý khi con khóc đòi dậy thì cha mẹ phải vào ngay với bé, vì khi đó bé sẽ tìm cách đi ra ngoài để tìm mẹ sẽ có thể bé bị té ngã.

2. Tránh những thứ che mặt bé

cui-cho-tre-so-sinh

Khi cho bé nằm ngủ hoặc nằm chơi trong cũi thì những chiếc chăn, chiếc tã, những đồ chơi có thể bị phù lên mặt bé gây ngạt thở, khi bé nằm ngủ, ít khi bé có thể nằm im được mà thường xuyên cựa quậy, vì vậy chăn, tã quấn quanh người bé có thể phủ lên mặt bé, cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi khuyên khi bé ngủ nên dùng cho bé túi ngủ hoặc mặc cho bé những bộ ngủ đủ ấm để không phải sử dụng chăn hoặc tã đảm bảo an toàn cho bé.

3. Không nên dùng mặt đệm quá mềm

Khi mua đệm cho bé mẹ cần lưu ý không nên mua đệm quá mềm sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của bé, khi bé đứng chơi trên đó có thể gây mất an toàn vì đệm quá mềm làm bé có thể mất thăng bằng và ngã, đầu bé có thể đập vào thành giường cũi làm bé bị thương. 

4. Cẩn thận với những vật mềm mại có lông tơ

Cha mẹ không nên để những vật mềm mại trong giường cũi của bé, những chiếc gối, chiếc chăn làm từ da cừu hoặc những vật có phủ lông có thể làm cho bé ngộp thở. Vì vậy khi chọn chăn gối cho bé nên chọn cho bé loại chất liệu bằng cotton nhẹ nhàng hơn.

5. Nguy hiểm đến từ những kẽ hở

giuong-cui-cho-be

Những kẽ hở, khoảng cách giữa các thanh chắn trong cũi của trẻ, kẽ hở giữa giuong ngu cho be và tường đều có thể là những mối nguy hiểm đối với bé. Khi bé nằm ngủ bé có thể bị lăn qua các kẽ hở đó gây kẹt người ở đó, hoặc gây bị thương, vì vậy mẹ cần đảm bảo những kẽ hở đó không còn xuất hiện ví dụ như nên kê sát giường bé với tường, hạn chế cho bé chơi gần những nơi có song gỗ với độ rộng lớn,…

6. Nằm úp bụng là điều không tốt chút nào

Khi nằm úp bụng xuống sẽ làm cho khả năng lấy oxi để thở của bé là rất thấp không những thế khi nằm úp bụng còn khiến bé tức bụng rất khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé, ngoài ra khi chăn đệm mà quá dày còn khiến bé có nguy cơ ngẹt thở rất cao.

Mẹ nên chú ý khi cho con ti xong nên đảm bảo bé đã nằm ngửa.

7. Việc ngủ chung với người khác cũng tiềm ẩn nguy cơ cao

be-ngu-chung-vơi-anh-chi-trong-giuong-cui

Ba mẹ thường muốn con ngủ chung để tiện chăm sóc nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bé lây bệnh  từ cha mẹ, khi mới sinh sức đề kháng của bé còn yếu vì vậy bé có thể bị lây một số bệnh do các vi khuẩn, vi rút gây ra như các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra khi cho bé ngủ chung với người khác thì có nguy cơ bé sẽ bị đè lên người dẫn tới ngạt thở.

>>> Xem thêm bài viết: Điểm danh những tác nhân khiến cho bé gặp nguy hiểm khi ngủ


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1317

Trending Articles